Kiểm kê khí nhà kính
Quay lại Bản in Yahoo


Để hiện thực hóa mục tiêu Netzero vào năm 2050, Việt Nam đang triển khai rất nhiều hoạt động liên quan đến cắt giảm phát thải Khí nhà kính, một trong những nội dung quan trọng là thực hiện Kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở và cấp lĩnh vực. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu các nội dung liên quan đến Khí nhà kính ngay sau đây.

     Khí nhà kính là gì ?

Khí nhà kính là thành phần dạng khí và có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (bức xạ hồng ngoại) trong dải bước sóng của Trái Đất gây ra, được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, rồi phân tán nhiệt lại cho Trái Đất và gây nên hiệu ứng nhà kính. Khí nhà kính cần loại bỏ chủ yếu bao gồm:  CO, CH, NO, NF3, SF6, HFCs và PFCs...

B.        Vì sao phải quản lý khí nhà kính?


Khí nhà kính làm biến đổi khí hậu do làm tăng nhiệt độ của trái đất từ đó làm tan băng và làm mực nước biển dâng cao gây ra thiên tai.

C.        Luật pháp về Quản lý khí nhà kính

Tại Việt Nam

  •   Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022-  Quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT
  • Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 7/1/2022 – Quy định Giảm nhẹ phát thải KNK và bảo vệ tầng ô dôn
  • Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 – Quy định về Xử phạt vi phạm HC trong lĩnh vực BVMT
  • Quyết định 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/1/2022– Ban hành Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải KNK phải thực hiện kiểm kê KNK
  • Thông tư 01/2022/TT-BTNMT ngày 7/1/2022– Quy định chi tiết thi hành Luậ BVMT về ứng phó với Biến đổi khí hậu

Trên thế giới:

  • Thỏa thuận chung Paris - Thỏa thuận tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2015 trong khuôn khổ của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu(UNFCCC), chi phối các biện pháp giảm Carbon dioxide tương đương từ năm 2020
  • Tuyên bố Galsgow tại COP 26 - Tuyên bố của các nhà Lãnh đạo các quốc gia tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 tại Vương quốc Anh.
  •  Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon CBAM (Carbon Border Adjustment Mechanism) - Quy định 956 của Nghị viện Châu Âu ban hành 10/5/2023 đối với các nhà nhập khẩu 6 chủng loại hàng hóa vào EU.

    Đối tượng cần kiểm kê và lập báo cáo khí nhà kính

1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 06/2022/NĐ-CP và Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg 

Là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương (*) trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
- Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;

-  Công ty kinh doanh vận tải hàng hoá có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;

- Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;

- Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.

2. Các cơ sở, doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội, tự nguyện thực hiện kiểm kê khí nhà kính để tham gia thị trường Tín chỉ carbon
3. Các cơ sở sản xuất/hoặc cung ứng 06 loại sản phẩm thuộc CBAM có hàng hóa xuất khẩu Châu Âu.

(*) Tiêu chí này sẽ thay đổi theo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu tại Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022, cụ thể như sau:

- Từ 2030: 2000 tấn CO2 e trở lên

- Từ 2040: 500 tấn CO2e trở lên

- Từ 2050: 200 tấn CO2e trở lên

E.    Lộ trình kiểm kê và lập báo cáo khí nhà kính, định lượng dấu vết carbon trên sản phẩm

1.  Cùng với việc Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020 có hiệu lực, việc kiểm kê và lập báo cáo KNK sẽ trở thành bắt buộc đối với 1.912 doanh nghiệp tại Việt Nam theo QĐ 01/2022/QĐ-TTg. Văn bản này đang được điều chỉnh và dự kiến sẽ được phê duyệt trong quý 3/2024 với 2.893 doanh nghiệp.

 

2.     2. Lộ trình đánh thuế các bon khi nhập khẩu vào Châu Âu: các doanh nghiệp cung ứng/sản xuất 06 sản phẩm ( xi măng , sắt thép, nhôm, điện, hydro, phân bón) sẽ phải thực hiện báo cáo khí nhà kính trên sản phẩm.

3.     3. Các thị trường khác đang đệ trình phê duyệt thuế carbon (Anh: trong năm 2024, Mỹ: 30/6/2025)

Tin bài: QUACERT

Cập nhật: 03/05/2024
Lượt xem: 116
Lên trên