1.      Tiếp xúc ban đầu
QUACERT cung cấp cho Tổ chức đăng ký chứng nhận các thông tin cần thiết bao gồm: Nguyên tắc và Điều kiện chứng nhận, quá trình, thủ tục chứng nhận, yêu cầu luật định và các thông tin có liên quan khác.

2.       Đăng ký chứng nhận 
Sau khi xem xét và hiểu rõ Nguyên tắc và Điều kiện chứng nhận, quá trình và thủ tục chứng nhận, Tổ chức đăng ký chứng nhận gửi QUACERT bản "Đăng ký chứng nhận" được ký bởi đại diện có thẩm quyền.Trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo danh sách thành viên (thành viên, địa chỉ, địađiểm, diện tích sản xuất).
Tổ chức cũng cần gửi cho QUACERT bản đồ giải thửa, phân lô khu vực sản xuất, khu vực sơ chế, bảo quản, các kết quả thử nghiệm,… nếu có.

3.       Xem xét đăng ký chứng nhận và Thiết lập chương trình đánh giá 
Trước khi tiến hành đánh giá, QUACERT tiến hành xem xét đăng ký chứng nhận và thông tin hỗ trợ. Sau đó, dựa trên kết quả xem xét đăng ký chứng nhận, QUACERT sẽ thiết lập chương trình đánh giá cho Tổ chức xin chứng nhận.

4.       Chuẩn bị đánh giá           
Dựa vào kết quả xem xét Đăng ký chứng nhận, QUACERT phải xác định yêu cầu năng lực của các cán bộ liên quan trong đoàn đánh giá và cán bộ thực hiện các quyết định chứng nhận. QUACERT phải đảm bảo rằng mọi nhiệm vụ giao cho đoàn đánh giá được xác định rõ và truyền đạt tới Tổ chức chứng nhận.

5.       Đánh giá chứng nhận 
QUACERT tiến hành đánh giá chứng nhận tại dịa điểm của Tổ chức đăng ký chứng nhận.

6.       Kết luận đánh giá chứng nhận và Báo cáo đánh giá
Đoàn chuyên gia đánh giá của QUACERT phải phân tích tất cả các thông tin và bằng chứng liên quan đã thu thập được trong suốt quá trình đánh giá để xem xét các phát hiện đánh giá và thống nhất các kết luận đánh giá.
Trong quá trình đánh giá, tại một số công đoạn, đoàn chuyên gia đánh giá của QUACERT sẽ tiến hành lấy mẫu thử nghiệm nếu cần thiết.

7.       Quyết định chứng nhận
Đoàn đánh giá phải cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết cho Ban kỹ thuật của QUACERT để kiểm tra xác nhận trước khi kiến nghị chứng nhận, bao gồm Báo cáo đánh giá, các kết quả thử nghiệm, nhận xét, xác nhận thông tin cung cấp cho QUACERT, kiến nghị cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận và các điều kiện hoặc lưu ý.
Trường hợp đoàn đánh giá có lấy mẫu thử nghiệm, đơn vị được đánh giá có trách nhiệm gửi cho QUACERT Kết quả thử nghiệm (bản chính) ngay sau khi nhận được từ phòng thử nghiệm được chỉ định.
Ban Kỹ thuật sẽ xem xét toàn bộ hồ sơ đoàn chuyên gia đánh giá gửi về. Nếu tổ chức đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu của Nguyên tắc và Điều kiện chứng nhận, ban Kỹ thuật sẽ làm các thủ tục kiến nghị chứng nhận tiếp theo. 

Giấy chứng nhận cấp cho Tổ chức có hiệu lực tối đa 02 năm kể từ ngày ký quyết định cấp giấy chứng nhận. Tổ chức được chứng nhận có trách nhiện tuân thủ các yêu cầu của các Nguyên tắc và Điều kiện chứng nhận.

8.       Hoạt động giám sát và duy trì chứng nhận
Hoạt động giám sát được thực hiện ít nhất một lần một năm tại cơ sở của Tổ chức. Thời gian đánh giá giám sát lần một thông thường không được quá 12 tháng kể từ ngày cuối cùng của đánh giá giai đoạn 2.

9.       Chứng nhận lại
Hoạt động đánh giá chứng nhận lại được tiến hành nhằm đánh giá việc Tổ chức tiếp tục tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn hệ thống quản lý liên quan.

10.   Đánh giá mở rộng
Tổ chức đã được chứng nhận muốn mở rộng phạm vi chứng nhận phải gửi đăng ký chứng nhận mở rộng cho QUACERT. Khi nhận đăng ký, QUACERT phải xem xét và xác định hoạt động đánh giá cần thiết để quyết định mở rộng hoặc không mở phạm vi đã được chứng nhận.

11.  Đánh giá đột xuất
Thủ tục của QUACERT phải đảm bảo cân nhắc tới khả năng tiến hành đánh giá đột xuất Tổ chức đã được chứng nhận để có thể điều tra các khiếu nại, đáp ứng đối với những thay đổi hoặc xem xét tiếp theo đối với những tổ chức đã bị đình chỉ.

Các hộ chăn nuôi tại Việt Nam chủ yếu sản xuất theo quy mô gia đình. Cùng với nền kinh tế phát triển, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất chăn nuôi chuyên nghiệp hơn, tuy nhiên, các đơn vị sản xuất theo quy mô công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý nguồn giống, thức ăn và cách thức triển khai hệ thống quản lý chất lượng. Trong những năm qua, chúng ta đã gặp không ít các đơn vị trong quá trình hoạt động do thiếu kiến thức về sản phẩm đã đưa ra thị trường các sản phẩm không an toàn, gây mất niềm tin đối với người sử dụng. Việc thay đổi thói quen sản xuất, cải tiến phương thức hoạt động là hết sức cần thiết để có thể phát triển nền chăn nuôi trong nước. Bên cạnh đó, có nhiều đơn vị, với tâm huyết của mình, luôn đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao nhưng lại không có cách thức để khẳng định chất lượng sản phẩm của mình với khách hàng.

Chứng nhận các sản phẩm phù hợp VietGAP là một trong những phương thức giúp nhà sản xuất chứng minh cho người tiêu dùng về chất lượng và sự an toàn của sản phẩm, nhằm nâng cao thương hiệu, tính cạnh tranh của nhà sản xuất trên thị trường trong nước và quốc tế.

VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices - có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam) dựa trên 4 tiêu chí:

  • Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất. 
  • An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
  • Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.
  • Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

VietGAP là chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ khâu chuẩn bị chuồng trại, chăn nuôi đến giết mổ, sau giết mổ, tồn trữ, kể cả các yếu tố liên quan như: môi trường, các chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc, phúc lợi của người lao động trong nông trại. 

Chứng nhận VietGAP là hoạt động đánh giá, xác nhận sản phẩm của tổ chức chứng nhận  được chăn nuôi và/hoặc sơ chế (sản xuất/sơ chế) phù hợp với Quy phạm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam

QUY PHẠM THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT:

Ngày 30 tháng 7 năm 2012, Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn đã ra quyết định số 219/QĐ-CN-TTPC chỉ định Trung tâm Chứng nhận Phù hợp - QUACERT đã được là Tổ chức chứng nhận VietGAP trong chăn nuôi bò sữa, lợn, gia cầm và ong an toàn. Các quy phạm thực hành chăn nuôi tốt gồm:

-          Quy phạm thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ong an toàn;

-          Quy phạm thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò sữa an toàn;

-          Quy phạm thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn;

-          Quy phạm thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn.