ISO 45000 - Sức khỏe, an toàn và phúc lợi tại nơi làm việc
Quay lại Bản in Yahoo

Công việc là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Cho dù là làm việc  bàn giấy hay công việc chân tay, tất cả chúng ta đều xứng đáng được trở về nhà an toàn và khỏe mạnh.


Báo cáo xu hướng tầm nhìn xa của ISO chỉ ra các xu hướng toàn cầu trong nhiều ngành sẽ xây dựng chiến lược vì một tương lai tốt đẹp hơn. Dựa trên những nhận định sâu sắc này, ISO đưa ra các tiêu chuẩn hóa công việc cho một số lĩnh vực tiềm năng, giải mã một số xu hướng toàn cầu quan trọng với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.

Những tiêu chuẩn hóa về công việc, việc làm đang thay đổi, tuy nhiên nhu cầu tích cực bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người lao động là không thay đổi. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính, trên toàn cầu hiện có 2,3 triệu ca tử vong liên quan đến công việc mỗi năm, 340 triệu vụ tai nạn lao động và 160 triệu nạn nhân mắc các bệnh liên quan đến nghề nghiệp.

Trên khắp thế giới, giữa các ngành và lĩnh vực khác nhau, có sự khác biệt đáng kể về mức độ an toàn cho người lao động của họ. Nhưng tất cả các tổ chức đều cần kiên trì nỗ lực khi nói đến vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH&S): không có chỗ cho sự thỏa mãn. Hiệu suất OH&S luôn có thể được cải thiện. Trên thực tế, OH&S hiệu quả có thể góp phần làm cho tổ chức linh hoạt hơn, bền vững hơn và thành công hơn.

Một loạt các rủi ro OH&S

Trước đây, điểm khởi đầu của OH&S thường là ngăn ngừa tai nạn tại nơi làm việc và các ảnh hưởng sức khỏe lâu dài do tiếp xúc với các chất độc hại. Khi những rủi ro này được kiểm soát tốt hơn, sự chú ý dần chuyển sang những rủi ro như tổn thương cơ-xương hoặc mất thính lực. Tuy nhiên, với quy mô của vấn đề, tầm quan trọng của sức khỏe tâm lý và sức khỏe của người lao động đang được quan tâm rộng rãi hơn, đặc biệt là do tác động của đại dịch COVID-19. Và trong khi tất cả các rủi ro OH&S đã biết này vẫn có tầm quan trọng sống còn, cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu đã và đang tạo ra những rủi ro mới mà các tổ chức cần phải giải quyết. 

Khi các tổ chức chuyển từ giải quyết vấn đề an toàn thể chất tại nơi làm việc sang quản lý sức khỏe tâm lý và hạnh phúc: bao gồm cả tác động đối với OH&S do biến đổi khí hậu. Có rất nhiều cơ hội để nâng cao OH&S tại nơi làm việc. Đó là lý do tại sao ISO đang dẫn đầu trong lĩnh vực này bằng cách tập hợp các chuyên gia toàn cầu để biến điều này thành hiện thực.

Nơi làm việc an toàn và lành mạnh

Hướng dẫn OH&S do ban kỹ thuật ISO/TC 283 phát triển bao gồm: Các hướng dẫn hỗ trợ, tiêu chuẩn và thực hành để trợ giúp các tổ chức, bất kể quy mô, địa điểm, lĩnh vực hoặc bản chất kinh doanh nào. Đối với các tổ chức luôn chú trọng đến việc cải thiện sức khỏe và sự an toàn của nhân viên, giảm rủi ro tại nơi làm việc và tạo điều kiện cho nhân viên  làm việc tốt hơn, thì đã có tiêu chuẩn ISO 45001:2018 – Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Với quy mô tổng thể để quản lý OH&S, việc áp dụng tiêu chuẩn này giúp mang lại nơi làm việc an toàn và lành mạnh, ngăn ngừa thương tích và bệnh tật liên quan đến công việc, cải thiện hiệu suất trong lĩnh vực này.

Thương tích, bệnh tật hoặc tử vong liên quan đến công việc luôn là vấn đề khó khăn đối với bất kỳ loại hình tổ chức nào, nhưng những tác động tiêu cực đối với các doanh nghiệp nhỏ có thể rất lớn. Một cuốn sổ tay do ISO và Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc đồng xuất bản, cung cấp hướng dẫn cụ thể cho các tổ chức nhỏ về việc triển khai ISO 45001. Để giải quyết vấn đề này, ISO đã phát triển tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên đưa ra hướng dẫn về quản lý sức khỏe tâm lý tại nơi làm việc – ISO 45003:2021.

Liên tục cập nhật tiêu chuẩn

Đại dịch COVID-19 cho thấy những rủi ro và thách thức cũng như giá trị của sự hợp tác quốc tế và chia sẻ kiến thức. Khi sự lây lan của vi-rút buộc các tổ chức phải hành động kịp thời để giữ an toàn cho người lao động, ISO/TC283 đã kịp thời phát triển các hướng dẫn làm việc an toàn (ISO/PAS45005) cho mọi người ở mọi môi trường, kể cả những người làm việc tại nhà hoặc trên các phương tiện di chuyển. Hiện tại, tiêu chuẩn này đang tổng hợp một số bài học kinh nghiệm thành hướng dẫn tổng quát và sâu rộng hơn về quản lý các bệnh truyền nhiễm tại nơi làm việc (ISO 45006 – tiêu chuẩn này đang được phát triển và sẽ sớm được ban hành).

Trọng tâm chính của ISO là hỗ trợ các tổ chức chủ động ngăn ngừa thương tích và bệnh tật liên quan đến công việc. Chuỗi tiêu chuẩn về quản lý OH&S không chỉ bảo vệ người lao động ở tuyến đầu; nó cũng có thể làm cho tinh thần của lực lượng lao động tốt hơn, sản phẩm và dịch vụ được cải thiện và dòng doanh thu ổn định. An toàn và sức khỏe nghề nghiệp, theo đúng nghĩa đen, là việc của mọi người.

Giới thiệu tiêu chuẩn:

1. ISO 45001:2018 - Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp - Các yêu cầu kèm theo hướng dẫn sử dụng được ISO ban hành vào ngày 12/03/2018, quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH&S), đồng thời đưa ra hướng dẫn sử dụng hệ thống này, nhằm giúp các tổ chức cung cấp nơi làm việc an toàn và lành mạnh bằng cách ngăn ngừa tai nạn lao động, thương tích và bệnh tật liên quan đến công việc, cũng như chủ động cải thiện hiệu suất OH&S.

ISO 45001:2018 có thể áp dụng cho mọi tổ chức bất kể quy mô, loại hình và hoạt động. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các rủi ro OH&S dưới sự kiểm soát của tổ chức, bao gồm cả các yếu tố như bối cảnh mà tổ chức vận hành, nhu cầu và mong đợi của người lao động và các bên quan tâm khác của tổ chức.

Các lợi ích tiềm năng chính từ việc sử dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 bao gồm:

• Giảm tai nạn tại nơi làm việc

• Giảm tình trạng nghỉ việc và luân chuyển nhân viên, dẫn đến tăng năng suất

• Giảm chi phí bảo hiểm

• Tạo dựng văn hóa an toàn và sức khỏe, theo đó nhân viên được khuyến khích đóng vai trò tích cực trong hệ thống OH&S của chính họ

• Củng cố cam kết của lãnh đạo để chủ động cải tiến kết quả hoạt động OH&S

• Giúp đáp ứng các yêu cầu pháp lý và quy định

• Uy tín của tổ chức được nâng cao, có thể tạo dựng danh tiếng của tổ chức như là một “nơi làm việc an toàn”

• Cải thiện tinh thần của nhân viên

2.  ISO 45003:2021 - Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp - Sức khỏe tâm lý và an toàn tại nơi làm việc - Hướng dẫn quản lý rủi ro tâm lý xã hội được ISO ban hành vào tháng 06/2021, tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn để quản lý rủi ro về sức khỏe tâm lý trong hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH&S) dựa trên ISO 45001. Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi quy mô tổ chức và trong mọi lĩnh vực, để phát triển, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục nơi làm việc lành mạnh và an toàn. ISO 45003: Tiêu chuẩn 2021 tạo điều kiện cho các tổ chức nói chung ngăn ngừa thương tích và bệnh tật liên quan đến công việc của người lao động và các bên quan tâm khác cũng như thúc đẩy hạnh phúc tại nơi làm việc.

Rủi ro tâm lý xã hội ảnh hưởng đến cả sức khỏe tâm lý, sự an toàn và hạnh phúc tại nơi làm việc, cũng như liên quan đến chi phí của các tổ chức và xã hội. Ảnh hưởng xấu đối với người lao động có thể bao gồm sức khỏe kém và các tình trạng liên quan (ví dụ: bệnh tim mạch, rối loạn cơ xương, tiểu đường, lo lắng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ) và các hành động ảnh hưởng sức khỏe có liên quan (ví dụ: lạm dụng chất kích thích, ăn uống không lành mạnh), không hài lòng, cam kết và giảm năng suất trong công việc. Quản lý rủi ro tâm lý xã hội một cách đầy đủ có thể tác động tích cực đến sức khỏe và hiệu suất làm việc của nhân viên.

Đối với tổ chức, tác động của rủi ro tâm lý xã hội bao gồm tăng chi phí do vắng mặt trong công việc, doanh thu, giảm chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, tuyển dụng và đào tạo, điều tra và kiện tụng tại nơi làm việc, cũng như tổn hại đến danh tiếng của tổ chức. Mặc dù nhiều yếu tố có thể quyết định bản chất và mức độ nghiêm trọng của vấn đề, nhưng các tổ chức nắm vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các mối nguy tâm lý xã hội hoặc giảm thiểu rủi ro.

Phòng Chứng nhận Hệ thống QUACERT _Lược dịch từ Iso.org




Cập nhật: 19/04/2023
Lượt xem: 1873
Lên trên