Khảo sát của Tổ chức ISO về hoạt động chứng nhận các tiêu chuẩn Hệ thống quản lý năm 2012
Quay lại Bản in Yahoo

Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế - ISO vừa công bố kết quả khảo sát năm 2012 về hoạt động chứng nhận. Đây là một nghiên cứu  hàng năm về số lượng chứng chỉ đã ban hành cho các tiêu chuẩn hệ thống quản lý trong năm vừa qua.

Dưới đây là bảng thống kê tóm tắt số liệu:

Tiêu chuẩn

Số chứng chỉ năm 2012

Số chứng chỉ năm 2011

Số lượng chứng chỉ tăng

Mức tăng

(%)

ISO 9001 

1 10272

079 647

2625

2 %  

ISO 14001

28844

26957

2887

9 %

ISO 50001

981

459

522

332 %

ISO 27001

1577

1355

222

13 %

ISO 22000

2231

1351

880

20 %

ISO/TS 16949

5071

4512

559

5 %

ISO 13485

2237

1849

388

12 %

TOTAL

50213

446 130

5083

4 %



Kết quả của năm 2012 cho thấy  hoạt động chứng nhận cho tất cả các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO đều có sự tăng trưởng tốt so với năm 2011. Trong đó, đáng chú ý là các hoạt động chứng nhận cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000 ( tăng 20% so với năm 2011) và hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 (tăng 332% sơ với năm 2011). Ngoài ra còn có hoạt động chứng nhận cho hệ thống quản lý chất lượng ngành sản xuất và kinh doanh thiết bị y tế theo ISO/TS 13485 ( tăng 12% so với năm 2011)


Hoạt động chứng nhận cho hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 có sự tăng nhẹ so với năm 2011. Đặc biệt là khu vực châu Âu tăng 3%. Các số liệu về lĩnh vực công nghệ thông tin (ISO/IEC 27001) và quản lý môi trường (ISO 14001) cũng phản ánh sự tiến bộ vững chắc với những đường cong tăng trưởng tăng liên tục trong vài năm trở lại đây.

Chỉ trong năm áp dụng thứ hai, hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 đã tăng trưởng ấn tượng (332%), đặc biệt ở châu Âu và khu vực Đông Nam Á . Trong thực tế, hai khu vực này vẫn có nhu cầu cao nhất đối với hoạt động chứng nhận nói chung, chia sẻ thị phần từ 25% đến 55% đối với hệ thống quản lý.

KẾT QUẢ CHI TIẾT

Một lần nữa Châu Á lại giữ vai trò chủ đạo trong cuộc khảo sát năm nay. Kết quả này được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng kinh tế liên tục, tăng trưởng sản lượng sản xuất của các ngành công nghiệp nghiệp quan trọng, Trung Quốc vẫn duy trì trong nhóm 10 nước đứng đầu ở sáu trong bảy tiêu chuẩn hệ thống quản lý được đề cập trong cuộc khảo sát này và là quốc gia dẫn đầu không thể chối cãi về số lượng chứng chỉ đã ban hành cho các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000 và ISO/TS 16949 (ngành sản xuất ô tô). Tuy nhiên, Nhật Bản dẫn đầu trong lĩnh vực an ninh thông tin (ISO/IEC 27001), chiếm khoảng 35% giấy chứng nhận đã được cấp, đã phản ánh tầm quan trọng của CNTT tại nước này.

Hoạt động chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO/TS 16949 - một sự hài hoà các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 cho lĩnh vực sản xuất ô tô - cho thấy một mức tăng trưởng xuất sắc, chủ yếu là do ngành công nghiệp ô tô vững mạnh ở Mỹ đã chiếm vào khoảng 20% tổng số giấy chứng nhận đã ban hành.

Cuối cùng, kết quả khảo sát cho thấy các chính sách năng lượng mới của chính phủ Đức (Chương chuyển đổi năng lượng Đức đã được thực hiện trong năm 2011) là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng chưa từng có trong hoạt động chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 50001, đã đưa Đức vượt xa các nước khác. Xu hướng này dự kiến sẽ tăng trong vài năm tới do những lợi ích trước mắt của hiệu suất năng lượng đáng được quan tâm.

Nhìn chung, cuộc khảo sát của tổ chức ISO đã cung cấp một thước đo hữu ích cho sự phát triển nền kinh tế toàn cầu. Số liệu một lần nữa chỉ rõ nhu cầu ổn định đới với hoạt động chứng nhận ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng như đối với thị trường lao động có chi phí thấp (như Ấn Độ), hoạt động chứng nhận dường như là một phương tiện để tăng cường chất lượng thương hiệu của khu vực này trên thị trường thế giới. Với tổng số 1.504.213 chứng chỉ được ban hành ở 191 quốc gia trên toàn thế giới, cuộc khảo sát đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO đối với thị trường toàn cầu hơn bao giờ hết.

TÓM TẮT KẾT QUẢ CỤ THỂ (theo thứ tự mức tăng trưởng)

ISO 50001:2011
ISO 50001:2011 đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý năng lượng. Tiêu chuẩn này được ban hành vào giữa tháng sáu năm 2011. Tính đến cuối tháng 12 năm 2012, có ít nhất 1.981 chứng chỉ ISO 50001:2011 đã được phát hành ở 60 quốc gia và nền kinh tế, tăng 332% (1.522), nhiều hơn 28 lần so với năm trước.


Ba quốc gia đứng đầu về tổng số chứng chỉ được cấp ra là Đức, Tây Ban Nha và Đan Mạch, trong khi ba quốc gia đứng đầu về tăng trưởng số lượng chứng chỉ là Đức, Đan Mạch và Ý.

ISO 22000:2005
ISO 22000:2005 đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tính đến cuối tháng 12 năm 2012, có ít nhất 23.231 chứng chỉ ISO 22000:2005 đã được cấp ở 142 quốc gia và nền kinh tế, tăng 20% (3.880), nhiều hơn hai lần so với năm trước.

Ba quốc gia đứng đầu về tổng số chứng chỉ được cấp là Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp, trong khi ba quốc gia đứng đầu về tăng trưởng số lượng chứng chỉ trong năm 2012 là Trung Quốc, Romania và Nhật Bản.

ISO/IEC 27001:2005
ISO/IEC 27001:2005 đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an ninh thông tin. Tính đến cuối tháng 12 năm 2012, có ít nhất 19.577 chứng chỉ tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2005 đã được cấp ở 103 quốc gia và nền kinh tế, tăng 13% (2.222),nhiều hơn 3 lần so với năm trước.

Ba quốc gia đứng đầu về tổng số chứng chỉ được cấp là Nhật Bản, Vương quốc Anh và Ấn Độ, trong khi ba quốc gia đứng đầu về tăng trưởng số lượng chứng chỉ vào năm 2012 là Romania, Nhật Bản và Trung Quốc.

ISO 13485:2003
ISO 13485:2003 đưa ra các yêu cầu quản lý chất lượng cho lĩnh vực thiết bị y tế. Tính đến cuối tháng 12 năm 2012, có ít nhất 22.237 chứng chỉ ISO 13485:2003 đã được phát hành ở 97 quốc gia và nền kinh tế, tăng 12% (2.388), nhiều hơn 2 lần so với năm trước.

Ba quốc gia đứng đầu về tổng số chứng chỉ được cấp là Đức, Mỹ và Ý, trong khi ba quốc gia đứng đầu về tăng trưởng số lượng chứng chỉ trong năm 2012 là Ý, Đức và Mỹ.

ISO 14001:2004
ISO 14001:2004, đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường, nhằm duy trì sự thích hợp đối với các tổ chức mong muốn hoạt động theo cách thức bền vững với môi trường.

Tính đến cuối tháng 12 năm 2012, có ít nhất 285.844 chứng chỉ ISO 14001:2004 đã được phát hành ở 167 quốc gia, tăng 9% (23.887), nhiều hơn 9 lần so với năm trước.

Ba quốc gia đứng đầu về tổng số chứng chỉ cấp ra là Trung Quốc, Nhật Bản và Ý, trong khi ba quốc gia đứng đầu về tăng trưởng số lượng chứng chỉ vào năm 2012 là Trung Quốc, Tây Ban Nha và Ý.

ISO/TS 16949:2009
ISO/TS 16949:2009 đưa ra các yêu cầu cho việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 dành cho các nhà sản xuất ô tô. Tính đến cuối tháng 12 năm 2012, có ít nhất 50.071 chứng chỉ theo tiêu chuẩn ISO/TS 16949:2009 đã được phát hành ở 83 quốc gia và nền kinh tế, tăng 5% (2.559), ít hơn 3 lần so với các năm trước.

Ba quốc gia đứng đầu về tổng số chứng chỉ là Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ, trong khi ba quốc gia đứng đầu về tăng trưởng số lượng chứng chỉ trong năm 2012 là Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc.


ISO 9001:2008
Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng. Hoạt động chứng nhận theo tiêu chuẩn này được sử dụng trong chuỗi cung ứng toàn cầu để cung cấp sự đảm bảo về năng lực của nhà cung ứng nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng trong mối quan hệ giữa nhà cung ứng và khách hàng.

Tính đến cuối tháng 12 năm 2012, có ít nhất 1.101.272 chứng chỉ được phát hành ở 184 quốc gia và nền kinh tế, nhiều hơn bốn lần so với năm trước. Tổng số chứng chỉ năm 2012 tăng 2% (21.625) so với năm 2011.

Ba quốc gia đứng đầu về tổng số chứng chỉ cấp ra là Trung Quốc, Ý và Tây Ban Nha, trong khi ba quốc gia đứng đầu đối với tăng trưởng về số lượng chứng chỉ trong năm 2012 là Tây Ban Nha, Trung Quốc và Romania.

TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP (QUACERT)
Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện các chương trình chứng nhận với sự nhất quán và phù hợp với các tiêu chuẩn, thông lệ quốc gia và quốc tế. QUACERT tự hào là đơn vị đầu tiên của Việt Nam được đánh giá và công nhận trực tiếp từ JAS-ANZ – tổ chức công nhận của chính phủ Úc và Niu Di Lân (thành viên sáng lập Diễn đàn Công nhận Quốc tế - IAF) về năng lực chứng nhận. Qua gần 15 năm triển khai các hoạt động chứng nhận, QUACERT đã hỗ trợ tích cực cho quá trình hội nhập về chất lượng của hàng nghìn tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam, tạo sự gắn kết giữa kết quả chứng nhận và mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách hàng.

Các chương trình chứng nhận mà QUACERT đang triển khai hiện nay đã được công nhận quốc tế như chương trình chứng nhận hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn như : ISO 9001; ISO 14001; ISO 20000; HACCP; ISO 50001; GlobalG.A.P, chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB,…), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,…) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,…).

Gần đây nhất, vào tháng 8/2013, chương trình chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001:2011 của QUACERT đã được JAS-ANZ công nhận. Kết quả này tạo sự tin tưởng cho các tổ chức , doanh nghiệp đã và đang xây dựng hệ thống quản lý năng lượng nhằm hướng tới cải thiện hiệu quả năng lượng trong sản xuất, kinh doanh. 

Tin bài Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT)

Cập nhật: 15/11/2013
Lượt xem: 67516
Lên trên