ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG THEO TCVN ISO 50001:2019/ISO 50001:2018 ĐỂ ĐẢM BẢO TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG CÔNG NGHIỆP NHẰM HƯỚNG TỚI PHÁT THẢI RÒNG BẰNG “0”
Quay lại Bản in Yahoo

Hiện trạng biến đổi khí hậu

Ngày 1/11/2022 tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu trong khuôn khổ COP26 tại TP. Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong phát biểu của mình, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ về tài chính và chuyển giao công nghệ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Các vấn đề liên quan phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, liên quan giảm phát thải methane, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất… đặt ra cho các bộ, ngành, địa phương các hành động cấp thiết phải thực hiện.

Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, net zero, hay phát thải ròng bằng 0, nghĩa là cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính xuống càng gần không càng sớm càng tốt. Lượng khí thải còn lại cũng phải được hấp thụ lại vào bầu khí quyển, như đại dương và rừng.

Nỗ lực của Việt Nam về việc thực hiện, giảm tiêu thụ điện năng công nghiệp.

Trong các dạng năng lượng, điện năng chiếm tỷ trọng lớn trong việc tiêu thụ năng lượng. Tại Việt Nam điện năng trong sản xuất chiếm hơn 50% tổng lượng điện tiêu thụ.

Ngày 08/6/2023, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 – 2025 và các năm tiếp theo. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu trong giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo, cả nước phải phấn đấu hàng năm tiết kiệm tối thiểu 2,0% tổng điện năng tiêu thụ, giảm tổn thất điện năng trên toàn hệ thống điện dưới 6% vào năm 2025; phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.


Để thực hiện, Bộ Công Thương đã lên kế hoạch dài hạn, trong đó tập trung chủ yếu vào năng lượng điện trong sản xuất, cắt giảm các phát thải từ các quá trình phụ trợ, hệ thống máy móc, thiết bị, con người, các thiết bị giảm tải và thay thế các thiết bị có hiệu suất tiêu thụ điện lớn.

Theo ông Phương Hoàng Kim – Vụ trưởng Vụ tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương, Bộ Công Thương sẽ thúc đẩy chuyển đổi thị trường phương tiện thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất cao, loại bỏ trang thiết bị hiệu suất thấp, lạc hậu. Triển khai chương trình dán nhãn năng lượng và chương trình loại bỏ phương tiện thiết bị  sử dụng năng lượng hiệu suất thấp được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 14/2023/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2023 về danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.
Bộ Công Thương sẽ tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát về tiết kiệm năng lượng, làm việc với các sở ban ngành địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm để kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành chỉ thị 20 của Thủ Tướng về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn đến năm 2025.
Theo "Danh sách các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2021" được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại quyết định số 1480/QĐ-TTg ngày 29/11/2022, Việt Nam có 3.068 đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm, là các doanh nghiệp có mức tiêu thụ năng lượng từ 1.000 TOE hoặc 6 triệu kWh điện/năm trở lên (đối với sản xuất công nghiệp) và tiêu thụ từ 500 T.O.E trở lên (đối với tòa nhà). Các doanh nghiệp này có mức tiêu thụ điện bình quân là 80 tỷ kWh/năm. Nếu các doanh nghiệp này thực hành để tiết kiệm tối thiểu 2% điện năng tiêu thụ/năm theo đúng chỉ thị số 20/CT-TTg  thì bình quân mỗi năm cả nước tiết kiệm được khoảng 1,6 tỷ kWh, tương ứng với tiền tiết kiệm điện hơn 3.200 tỷ đồng.


Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong khối công nghiệp là rất lớn.

Cũng theo ông Phương Hoàng Kim, các ngành công nghiệp của Việt Nam đang chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng cả nước. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng ngành công nghiệp của Việt Nam lên tới 30 - 35%. Để khai thác tối đa tiềm năng này cần những giải pháp mang tính triệt để trong công tác quản lý hệ thống, cụ thể :

- Tăng cường kiểm tra, giám sát cường độ năng lượng sử dụng trong sản xuất, kinh doanh của các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm (sử dụng 1000 T.O.E/năm tương đương sử dụng điện trên 6 triệu kWh/năm),

-  Ngoài ra, cần giám sát chặt chẽ thêm các đơn vị sử dụng điện 1 triệu kWh/năm, các đơn vị này phải tiết kiệm ít nhất 2% điện năng tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm

- Bổ sung, hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ: Các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng và công nghệ cần được sửa đổi, cập nhật, nâng cao dần theo trình độ phát triển công nghệ trong nước để tùng bước hội nhập với tiêu chuẩn khu vực và thế giới.

- Phối hợp với Sở Công Thương, UBND các tỉnh, Thành phố thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện theo Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tưởng Chính phủ.

- Trong khuôn khổ các dự án hợp tác quốc tế, Bộ Công Thương đang đẩy mạnh việc hỗ trợ đầu tư các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp;

- Triển khai chương trình các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận tự nguyện thực hiện các giải pháp về tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện;

-  Hỗ trợ xây dựng, triển khai áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2018 cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ kiểm toán năng lượng, tư vấn thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp.

Lợi ích của việc áp dụng Hệ thống Quản lý Năng lượng theo ISO 50001:2018

Thông qua việc áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001:2018, tổ chức doanh nghiệp sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh vững chắc và kết quả tiết kiệm đáng kể.

Các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng thành công hệ thống quản lý năng lượng sẽ có được những cải tiến đáng kể trong việc cải thiện hiệu quả năng lượng, bao gồm cải thiện hiệu suất năng lượng của các thiết bị, dây chuyền, hệ thống; cải thiện việc sử dụng năng lượng như dịch chuyển từ các dạng năng lượng không tái tạo sang các dạng năng lượng tái tạo; cải thiện việc tiêu thụ năng lượng như giảm thiểu số lượng, suất tiêu hao năng lượng đã và đang sử dụng. Lợi ích của việc được cấp chứng nhận Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2018 cũng được ghi nhận như: giảm tác động đến môi trường, giảm việc phát thải khí nhà kính mà không ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận do giảm chi phí cho năng lượng, hỗ trợ việc tuân thủ các mục tiêu tiết kiện năng lượng tự nguyện hoặc có thể bắt buộc trong giai đoạn sắp tới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sẽ cải thiện hình ảnh và uy tín với khách hàng, thể hiện trách nhiệm với xã hội.

Ngoài ra, ISO 50001 có thể tích hợp với các hệ thống quản lý khác của tổ chức, doanh nghiệp như hệ thống quản lý chất lượng, an toàn và môi trường, tinh gọn khi thiết kế hệ thống quản lý chung.

        Tại Việt Nam, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp - QUACERT là tổ chức chứng nhận hàng đầu, có kinh nghiệm và uy tín trong việc đánh giá, đào tạo hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001 từ năm 2012 đến nay.

Lý do lựa chọn dịch vụ chứng nhận của QUACERT

          Do hiệu quả sử dụng năng lượng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào việc quản lý cách sử dụng năng lượng, chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào việc lắp đặt và vận hành các thiết bị, công nghệ mới. Vì vậy, tiêu chuẩn này sẽ giúp doanh nghiệp áp dụng việc quản lý năng lượng hiệu quả thông qua việc tích hợp các biện pháp quản lý sử dụng năng lượng vào hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Điều đó cũng tạo điều kiện cho quá trình cải tiến hiệu suất một cách liên tục. Việc đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp thu được những kết quả đáng kể trong việc phát huy hiệu quả sử dụng năng lượng.

-  Dấu hiệu của sự công nhận toàn cầu – Biểu tượng chứng nhận của QUACERT là một dấu hiệu được công nhận bởi JAS-ANZ trên phạm vi toàn cầu cho các  tổ chức doanh nghiệp đang cam kết hướng đến sự phát triển vững chắc và đáng tin cậy.

-   Được thừa nhận – Theo thông lệ quốc tế, để hoạt động chứng nhận đảm bảo năng lực và uy tín cũng như được thừa nhận rộng rãi trên thế giới, Trung tâm QUACERT đã được các tổ chức công nhận hàng đầu thế giới như JAS-ANZ (Tổ chức công nhận của AUSTRALIA và NEW ZEALAND, thành viên sáng lập Diễn đàn công nhận quốc tế IAF) cấp Chứng chỉ công nhận cho các chương trình đánh giá chứng nhận của Trung tâm QUACERT như : chứng nhận ISO 50001 từ 2013 theo phiên bản ISO 9001:2011.Theo đó, các Giấy chứng nhận của Trung tâm QUACERT sẽ được mang dấu công nhận và được thừa nhận trên phạm vi toàn thế giới.



- Kinh nghiệm chuyên môn – Các chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý năng lượng của Trung tâm QUACERT được đào tạo bài bản ở trong nước và tại các tổ chức quốc tế, bên cạnh các kiến thức về đánh giá sự phù hợp nói chung còn được trang bị thêm các kiến thức về nguyên tắc năng lượng như các loại năng lượng, sự trao đổi năng lượng, tính toán chuyển đổi năng lượng, nguyên tắc về dòng năng lượng, sự đốt cháy nhiên liệu, tổn thất năng lượng, cân bằng năng lượng, hiệu suất năng lượng. Ngoài ra, các chuyên gia của QUACERT cũng được đào tạo bổ sung các kiến thức để có thể hiểu biết về các hệ thống sử dụng năng lượng trong công nghiệp như Hệ thống điện, hệ thống hơi, hệ thống lạnh, điều hòa, thông gió, hệ thống sưởi, hệ thống quạt, bơm, hệ thống nhiệt, hệ thống khí nén…từ đó có thể giúp doanh nghiệp phân tích việc sử dụng năng lượng trong quá khứ và hiện tại, xác định các khu vực, thiết bị sử dụng nhiều năng lượng, dự đoán việc sử dụng năng lượng trong tương lai, có khả năng giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng, hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch quản lý năng lượng, đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng, rà soát các thứ tự ưu tiên đối với các biện pháp cải thiện năng lượng, phân tích tính khả thi về mặt kỹ thuật và tài chính của các biện pháp tiết kiệm năng lượng…Từ đó giúp doanh nghiệp sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn.

-   Dẫn đầu – QUACERT là tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thị trường chứng nhận tại Việt Nam. 

Nguồn bài viết tham khảo:

https://vtv.vn/chinh-tri/hoi-nghi-cop26-thu-tuong-pham-minh-chinh-co-bai-phat-bieu-quan-trong-2021110202081568.htm#:~:text=Trong%20ph%C3%A1t%20bi%E1%BB%83u%2C%20Th%E1%BB%A7%20t%C6%B0%E1%BB%9Bng%20Ph%E1%BA%A1m%20Minh%20Ch%C3%ADnh,kh%C3%B4ng%20ch%E1%BA%ADm%20tr%E1%BB%85%20tr%C3%AAn%20ph%E1%BA%A1m%20vi%20to%C3%A0n%20c%E1%BA%A7u.

https://vnexpress.net/bai-toan-giam-phat-thai-rong-bang-0-cua-viet-nam-4498069.html

https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc/no-luc-thuc-hien-cac-cam-ket-cua-viet-nam-tai-hoi-nghi-cop26-699835.html

https://moit.gov.vn/tin-tuc/su-dung-nang-luong-tiet-kiem-va-hieu-qua/bo-cong-thuong-quyet-liet-cac-giai-phap-tiet-kiem-dien.html

Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 08/06/2023 về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 – 2025

Danh sách các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2021 theo quyết định số 1480/QĐ-TTg ngày 29/11/2022

Quyết định số 14/2023/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 về danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới

Nguyễn Khắc Thành – Phòng Chứng Nhận Hệ Thống - QUACERT





Cập nhật: 18/07/2023
Lượt xem: 1679
Lên trên