Đánh giá một lần

One Audit

Cấp một chứng chỉ

One Certificate

Được chấp nhận ở mọi nơi

Accepted Everywhere

Dẫn đầu chất lượng với tiêu chuẩn HALAL!

25/02/2025
141

Vào ngày 21/2, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia (Ủy ban TCĐLCLQG) đã tổ chức hội thảo chuyên môn tháng 2/2025 với chủ đề: "Dẫn đầu chất lượng với Tiêu chuẩn Halal!".

 

A group of people in a room

AI-generated content may be incorrect.

Toàn cảnh hội thảo

Hội thảo quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Halal, bao gồm Quyền Chủ tịch Ủy ban TCĐLCLQG – Ông Hà Minh Hiệp, Phó Chủ tịch - Ông Trần Hậu Ngọc, Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) – Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phụ trách Trung tâm Chứng nhận Halal Quốc gia (HALCERT) – Ông Ramlan Bin Osman, cùng đại diện các đơn vị trực thuộc, cùng sự góp mặt của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia trong và ngoài nước. Sự kiện diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, thu hút đông đảo sự quan tâm của các bên liên quan.

Phương pháp tiếp cận mới về Halal

Phát biểu khai mạc, Quyền Chủ tịch Hà Minh Hiệp nhấn mạnh rằng trước đây, việc tiếp cận Halal theo phương pháp truyền thống chưa mang lại hiệu quả tối ưu. Từ năm 2021, Ủy ban đã áp dụng một chiến lược mới, bao gồm nghiên cứu kỹ lưỡng và tìm hiểu sâu về nhu cầu của thị trường Halal, kết nối với các chuyên gia hàng đầu trên thế giới để học hỏi và áp dụng hiệu quả nhất.

A person holding a microphone

AI-generated content may be incorrect.

Quyền Chủ tịch Ủy ban TCĐLCLQG Hà Minh Hiệp chia sẻ tại Hội thảo.

Uỷ ban cũng đã thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal Quốc gia (HALCERT), nhằm tăng cường hệ thống chứng nhận và đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế. "Nếu chúng ta quyết tâm tiếp cận Halal với tâm thế học hỏi và xây dựng niềm tin, chúng ta sẽ đi được rất xa và bên vững", ông Hà Minh Hiệp khẳng định.

Tiềm năng thị trường Halal tại Việt Nam

Theo bài tham luận của ông Ramlan Bin Osman, Phụ trách Trung tâm HALCERT, hiện nay, Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào ngành FnB khi nhắc đến Halal, tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều dư địa trong lĩnh vực mỹ phẩm, thời trang, du lịch và vận chuyển. Việt Nam sở hữu nhiều nguồn nguyên liệu phong phú như cà phê, gạo, hải sản, gia vị, cùng tốc độ tăng trường GDP 6-7%/năm, cho thấy sự tiếm năng rất lớn trong việc tham gia thị trường Halal toàn cầu.

A person standing at a podium with a microphone

AI-generated content may be incorrect.

Ông Ramlan Bin Osman – Phụ trách Trung tâm HALCERT chia sẻ tham luận.

Về mặt dịch vụ, Việt Nam cũng đã được đánh giá là một trong những điểm đến du lịch quốc tế hàng đầu trong nhiều năm liên tiếp bởi các tổ chức uy tín, cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ lưu trú, bao gồm nhà hàng Halal và dịch vụ ăn uống.

Yêu cầu để áp dụng tiêu chuẩn Halal

Cũng theo ông Ramlan Bin Osman, điều kiện tiên quyết để chứng nhận Halal đó chính là phải đảm bảo được yếu tố về an toàn vệ sinh (đảm bảo được khía cạnh Thoyyiban trong văn hoá của người Hồi giáo), thể hiện qua việc đạt được chứng nhận liên quan đến an toàn thực phẩm như HACCP, GWP, ISO, hay FDA,…

A group of people sitting at a table

AI-generated content may be incorrect.

Các đại biểu tham dự hội thảo trực tiếp tại hội trường.

Bên cạnh, để có thể đưa Halal vào trong hệ thống của một tổ chức, cam kết của lãnh đạo cao nhất cũng là một điều kiện tối quan trọng. Theo tiêu chuẩn MS 1500 của Malaysia, ban lãnh đạo tổ chức cần phải thành lập ra Ban Halal nội bộ, với thành phần có bao gồm nhân sự là người Hồi giáo, với nhiệm vụ chính là xây dựng chính sách Halal; thực hiện hoạt động đánh giá nội bộ về Halal; thực hành Halal tốt trong tổ chức.

Hội thảo cũng gồm những thảo luậu sôi nổi, đánh giá những thách thức và đề xuất hướng đi cho việc phát triển Halal tại Uỷ ban nói riêng và Việt Nam nói chung.

 

Hồng Quân – Trung tâm Chứng nhận Halal Quốc gia (HACLERT)
Chào mừng đến với Quacert