Đánh giá một lần

One Audit

Cấp một chứng chỉ

One Certificate

Được chấp nhận ở mọi nơi

Accepted Everywhere

Năng lực kiểm kê nhà kính- Làm thế nào để đạt được

03/04/2025
46

Ngày 1/4/2025, tại Hà Nội, Đại sứ quán Australia cùng với Bộ Công Thương đã chủ trì Hội thảo “Tăng cường năng lực kiểm kê khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp – Strengthening Energy and Industrial Greenhouse Gas Emissions Inventory Capacity”.

 

Thực hiện theo cam kết tiến đến Net Zero của Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra tại COP26, Việt Nam đã đạt được bước tiến mạnh mẽ trong công tác bảo vệ tầng Ô-zôn với việc thiết lập các quy định quản lý và triển khai trong thực tiễn. Cho đến nay, nội dung giảm phát thải Khí nhà kính đã được thể chế, luật hóa các cam kết quốc tế trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật.

 

Hình ảnh các diễn giả tham dự buổi hội thảo

 

Tham dự có bà Catherine Soper- Trưởng bộ phận Hợp tác Chính phủ- BeZero (Cơ quan xếp hạng tín dụng carbon toàn cầu) tại Singapore; ông Nguyễn Thiện Nghĩa- Phó Chủ tịch Uỷ ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc Gia (STAMEQ); ông Hoàng Văn Tâm đại diện Bộ Công Thương Việt Nam; ông Đặng Xuân Thái đại diện Bộ Nông Nghiệp và Môi Trường; ông Lương Quang Huy- Cục biến đổi Khí hậu, đại diện Bộ Nông Nghiệp & Môi trường; PGS. Liên Dương- Khoa Kế toán, Kinh tế và Tài chính Đại học Tổng hợp Curtin – Úc; TS. Nguyễn Hoàng Nam đại diện trường Đại Học Kinh Tế,… và các đại diện tổ chức quốc tế, các Viện nghiên cứu, Trường đại học, các cơ sở đào tạo, cùng nhiều doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến kiểm kê, thẩm tra, phát hành báo cáo kiểm kê khí nhà kính.

 

Trong khuôn khổ buổi hội thảo, Bà Trần Thị Ngọc Anh – Trưởng phòng Chứng nhận Hệ Thống, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT), STAMEQ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có bài thuyết trình về “Những thách thức trong báo cáo phát thải khí nhà kính tại Việt Nam” và giải đáp các câu hỏi thắc mắc của người tham dự.

 

Quy trình thẩm tra tại QUACERT tuân thủ theo ISO 14064-3 gồm các bước:

  • - Xem xét yêu cầu thẩm tra bao gồm: Phạm vi, Tiêu chí thẩm tra, Mức độ đảm bảo, Ngưỡng sai sót chấp nhận

  • - Lựa chọn đoàn thẩm tra: Đáp ứng năng lực theo tiêu chuẩn ISO 14064

  • - Đánh giá rủi ro, Phân tích chiến lược: Đưa ra các rủi ro đối với đơn vị, nguồn phát thải

  • - Xây dựng Kế hoạch thu thập bằng chứng: nguồn dữ liệu xem xét, bằng chứng xem xét, tỷ lệ lấy mẫu dữ liệu

  • - Thực hiện thẩm tra tại hiện trường: Thẩm tra theo kế hoạch, thu thập bằng chứng, đánh giá các thay đổi

  • - Hoàn thành cuộc thẩm tra: Đánh giá tuyên bố khí nhà kính, dự thảo báo cáo

  • - Thẩm xét độc lập

  • - Ban hành kết quả thẩm tra

 

Các vấn đề thường gặp trong quá trình thẩm tra báo cáo kiểm kê khí nhà kính được đưa ra tại buổi hội thảo:

  • - Bỏ sót các nguồn phát thải (Hệ thống XLNT, rò rỉ môi chất lạnh, chuyển đổi sử dụng đất…)

  • - Loại trừ các nguồn phát thải gián tiếp nhưng không có giải thích thoả đáng

  • - Dữ liệu thu thập không chính xác (hoá đơn và thực tế)

  • - Không đủ dữ liệu hoạt động của đơn vị (ví dụ giao thông vận tải…)

  • - Áp dụng hệ số phát thải không chính xác, 

  • - Không đầy đủ dữ liệu vết carbon sản phẩm.

  • - Thiếu thông tin so với quy định tại ISO 14064-1&2

  • - Không đủ thời gian để thẩm tra dữ liệu hoạt động

  • - Phạm vi rộng, nguồn phát thải phức tạp , dễ bỏ sót

 

Bà Trần Thị Ngọc Anh thuyết trình tại buổi hội thảo

 

Buổi toạ đàm đã chia sẻ quá trình xây dựng thị trường carbon, triển khai kiểm kê khí nhà kính và các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính, khử carbon, cụ thể 3 phần được thể hiện như sau:

 

Phần 1: Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn thí điểm thị trường carbon.

  • Nội dung được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ

  • Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg. Theo đó, có 2.166 cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

  •  

Phần 2: Những thách thức trong báo cáo phát thải khí nhà kính tại Việt Nam.

Yêu cầu năng lực của các Tổ chức Thẩm tra/ Thẩm định đáp ứng được các tiêu chuẩn khí nhà kính ISO 14064-1, ISO 14064-2, ISO 14065, ISO 14066, ISO 14067, ISO 14068.

 

Phần 3: Báo cáo phát thải khí nhà kính và chiến lược khử carbon: Các góc nhìn cho doanh nghiệp

 

         

Bà Trần Thị Ngọc Anh trả lời các câu hỏi thảo luận

 

Để cụ thể hóa, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) đã thực hiện việc nâng cao năng lực của đội ngũ chuyên gia thông qua việc cử các chuyên gia tham gia khóa đào tạo:”Tăng cường năng lực khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp” tại Úc (từ ngày 01-12/03/2025) cũng như tham gia hội thảo tại Hà Nội (ngày 01-02/04/2025), xây dựng đội ngũ thẩm tra, đào tạo kiểm kê khí nhà kính đáp ứng được các chương trình, kế hoạch, xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hỗ trợ trong công tác kiểm soát, thẩm định và định lượng tính toán Khí nhà Kính, góp phần vào giảm thiểu phát thải khí nhà kính toàn cầu, bảo vệ tầng Ô-zôn và ứng phó biến đổi khí hậu.

Hình ảnh Khoá học “Tăng cường năng lực kiểm kê khí nhà kính trong ngành năng lượng và công nghiệp” tại Australia

Khắc Thành – Duy Tiến/ Trung tâm Chứng nhận Phù hợp QUACERT
Chào mừng đến với Quacert