Đánh giá một lần

One Audit

Cấp một chứng chỉ

One Certificate

Được chấp nhận ở mọi nơi

Accepted Everywhere

Trồng trọt


Quy trình chứng nhận

1.   Tiếp xúc ban đầu      

QUACERT cung cấp cho Tổ chức đăng ký chứng nhận các thông tin cần thiết bao gồm: Nguyên tắc và Điều kiện chứng nhận, quá trình, thủ tục chứng nhận, yêu cầu luật định và các thông tin có liên quan khác. 

 

 

2.    Đăng ký chứng nhận 

Sau khi xem xét và hiểu rõ Nguyên tắc và Điều kiện chứng nhận, quá trình và thủ tục chứng nhận, Tổ chức đăng ký chứng nhận gửi QUACERT bản "Đăng ký chứng nhận" được ký bởi đại diện có thẩm quyền.Trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo danh sách thành viên (thành viên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất)    Tổ chức cũng cần gửi cho QUACERT bản đồ giải thửa, phân lô khu vực sản xuất, khu vực sơ chế, bảo quản, các kết quả thử nghiệm,… nếu có 

 

 

3.    Xem xét đăng ký chứng nhận và Thiết lập chương trình đánh giá 

Trước khi tiến hành đánh giá, QUACERT tiến hành xem xét đăng ký chứng nhận và thông tin hỗ trợ. Sau đó, dựa trên kết quả xem xét đăng ký chứng nhận, QUACERT sẽ thiết lập chương trình đánh giá cho Tổ chức xin chứng nhận. 

 

 

4.    Chuẩn bị đánh giá          

Dựa vào kết quả xem xét Đăng ký chứng nhận, QUACERT phải xác định yêu cầu năng lực của các cán bộ liên quan trong đoàn đánh giá và cán bộ thực hiện các quyết định chứng nhận. QUACERT phải đảm bảo rằng mọi nhiệm vụ giao cho đoàn đánh giá được xác định rõ và truyền đạt tới Tổ chức chứng nhận. 

 

 

5.    Đánh giá chứng nhận 

QUACERT tiến hành đánh giá chứng nhận tại dịa điểm của Tổ chức đăng ký chứng nhận. 

 

 

6.    Kết luận đánh giá chứng nhận và Báo cáo đánh giá 

Đoàn chuyên gia đánh giá của QUACERT phải phân tích tất cả các thông tin và bằng chứng liên quan đã thu thập được trong suốt quá trình đánh giá để xem xét các phát hiện đánh giá và thống nhất các kết luận đánh giá.       

Trong quá trình đánh giá, tại một số công đoạn, đoàn chuyên gia đánh giá của QUACERT sẽ tiến hành lấy mẫu thử nghiệm nếu cần thiết 

 

 

7.    Quyết định chứng nhận 

Đoàn đánh giá phải cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết cho Ban kỹ thuật của QUACERT để kiểm tra xác nhận trước khi kiến nghị chứng nhận, bao gồm Báo cáo đánh giá, các kết quả thử nghiệm, nhận xét, xác nhận thông tin cung cấp cho QUACERT, kiến nghị cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận và các điều kiện hoặc lưu ý. 

Trường hợp đoàn đánh giá có lấy mẫu thử nghiệm, đơn vị được đánh giá có trách nhiệm gửi cho QUACERT Kết quả thử nghiệm (bản chính) ngay sau khi nhận được từ phòng thử nghiệm được chỉ định. 

Ban Kỹ thuật sẽ xem xét toàn bộ hồ sơ đoàn chuyên gia đánh giá gửi về. Nếu tổ chức đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu của Nguyên tắc và Điều kiện chứng nhận, ban Kỹ thuật sẽ làm các thủ tục kiến nghị chứng nhận tiếp theo. Giấy chứng nhận cấp cho Tổ chức có hiệu lực tối đa 02 năm kể từ ngày ký quyết định cấp giấy chứng nhận. Tổ chức được chứng nhận có trách nhiện tuân thủ các yêu cầu của các Nguyên tắc và Điều kiện chứng nhận. 

 

 

8.    Hoạt động giám sát và duy trì chứng nhận 

Hoạt động giám sát được thực hiện ít nhất một lần một năm tại cơ sở của Tổ chức. Thời gian đánh giá giám sát lần một thông thường không được quá 12 tháng kể từ ngày cuối cùng của đánh giá giai đoạn 2. 

 

 

9.    Chứng nhận lại 

Hoạt động đánh giá chứng nhận lại được tiến hành nhằm đánh giá việc Tổ chức tiếp tục tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn hệ thống quản lý liên quan. 

 

 

10.   Đánh giá mở rộng 

Tổ chức đã được chứng nhận muốn mở rộng phạm vi chứng nhận phải gửi đăng ký chứng nhận mở rộng cho QUACERT. Khi nhận đăng ký, QUACERT phải xem xét và xác định hoạt động đánh giá cần thiết để quyết định mở rộng hoặc không mở phạm vi đã được chứng nhận. 

 

 

11.  Đánh giá đột xuất

Thủ tục của QUACERT phải đảm bảo cân nhắc tới khả năng tiến hành đánh giá đột xuất Tổ chức đã được chứng nhận để có thể điều tra các khiếu nại, đáp ứng đối với những thay đổi hoặc xem xét tiếp theo đối với những tổ chức đã bị đình chỉ    

 

 


Tổng quan

VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices - có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam) dựa trên 4 tiêu chí:

·     Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất.

·     An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.

·     Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.

·     Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

VietGAP là chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ khâu chuẩn bị nông trại, canh tác đến khâu thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ, kể cả các yếu tố liên quan như: môi trường, các chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc, phúc lợi của người lao động trong nông trại.

Chứng nhận VietGAP là hoạt động đánh giá, xác nhận sản phẩm của tổ chức chứng nhận  được trồng trọt và/hoặc sơ chế (sản xuất/sơ chế) phù hợp với Quy phạm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam

QUY PHẠM THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT:

Ngày 04 tháng 03 năm 2013, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn đã ra quyết định số 72/QĐ-TT-QLCL chỉ định Trung tâm Chứng nhận Phù hợp - QUACERT đã được là Tổ chức chứng nhận sản phẩm trồng trọt được sản xuất, sơ chế phù hợp VietGAP đối với các sản phẩm rau, quả, chè, lúa và cà phê. Các quy phạm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt gồm:

-          Quy phạm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn;

-          Quy phạm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn;

-           Quy phạm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cà phê;

-           Quy phạm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lúa ;

 

 


Lợi ích

Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, thuế nhập khẩu giảm, các chính sách ưu đãi doanh nghiệp, hỗ trợ xuất khẩu phải bị xóa bỏ. Riêng đối với sản phẩm nông nghiệp, WTO vẫn cho phép tiếp tục hỗ trợ bằng việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ nghiên cứu chuyển giao công nghệ, khuyến nông, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ vùng nghèo, đào tạo phát triển nhân lực, hỗ trợ tăng năng lực cạnh tranh, trợ giúp phát triển làng nghề v.v. Tuy vậy, sau nhiều năm “mở cửa”, lượng xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp của Việt Nam ra nước ngoài chưa được như kỳ vọng. Một phần nguyên nhân chính là hàng hóa của chúng ta vấp phải các quy định về tiêu chuẩn hàng hóa rất khắt khe của các nhà nhập khẩu.

Trong bối cảnh như vậy, việc thay đổi thói quen sản xuất, cải tiến phương thức hoạt động là hết sức cần thiết để có thể phát triển các ưu thế của nền nông nghiệp trong nước.

Chứng nhận các sản phẩm phù hợp VietGAP giúp nhà sản xuất chứng minh cho người tiêu dùng về chất lượng và sự an toàn của sản phẩm, nhằm nâng cao thương hiệu, tính cạnh tranh của nhà sản xuất trên thị trường trong nước và quốc tế.

 

 


Tài liệu liên quan

 


 

 

Quyết định Chỉ định QUACERT chứng nhận chăn nuôi

 

Quyết định Chỉ định QUACERT chứng nhận trồng trọt

 

Quyết định Chỉ định QUACERT chứng nhận thủy sản

 


 

Quy định nguyên tắc và điều kiện chứng nhận 

 
 

Đăng ký Chứng nhận

 


 

 Hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận


 

Thủ tục Khiếu nại


 

Thủ tục Kháng Nghị


 

 

Tiêu chuẩn VietGAP chăn nuôi

 

Tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt

 

Tiêu chuẩn VietGAP thủy sản

 


Danh sách đình chỉ chứng nhận



Danh sách hủy bỏ chứng nhận



 

Chào mừng đến với Quacert