Tuyên bố Khí nhà kính là gì?
- Là tuyên bố khí nhà kính do các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện
- Các tuyên bố khí nhà kính bao gồm
- Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở theo tiêu chuẩn Iso 14064-1:2018, theo yêu cầu của Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 7/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định Giảm nhẹ phát thải Khí nhà kính và bảo vệ tầng ô dôn.
- Tài liệu và báo cáo dự án giảm phát thải và loại bỏ khí nhà kính cấp dự án theo tiêu chuẩn ISO 14064-2:2019
- Báo cáo nghiên cứu dấu vết carbon của sản phẩm (CFP) theo tiêu chuẩn ISO 14067:2018
- Báo cáo trung hòa carbon theo tiêu chuẩn ISO 14068-1:2023
Hoạt động Tuyên bố khí nhà kính của Tổ chức và hoạt động Thẩm tra xác nhận/thẩm định các Báo cáo khí nhà kính của QUACERT.
1. Thực hiện Tuyên bố khí nhà kính bao gồm: Báo cáo Kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở theo tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018, theo NĐ 06/2022/NĐ-CP; cấp dự án theo tiêu chuẩn ISO 14064-2:2019 và Định lượng dấu vết carbon của sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 14067:2018, Trung hòa carbon theo tiêu chuẩn ISO 14068-1:2023 mang lại những lợi ích sau cho các tổ chức:
- Đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước do các yêu cầu của tiêu bao trùm các quy định tại:
- Thông tư số 17/2022/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải
- Thông tư số 38/2023/TT-BCT Quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính ngành Công Thương
- Thông tư số 23/2023/TT-BNNPTNT Quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực lâm nghiệp
- Tạo được niềm tin và tăng uy tín đối với khách hàng do tuân thủ theo thông lệ quốc tế.
- Xác định rủi ro tài chính trực tiếp và gián tiếp mà tổ chức phải chịu do chi phí phát thải tăng lên.
- Xác định được các khu vực có thể giảm lượng khí thải CO2e.
- Đối với các bên liên quan, đối tác kinh doanh, khách hàng hoặc nhà đầu tư, việc định lượng phát thải KNK và báo cáo chúng là bằng chứng cho thấy tổ chức coi trọng việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.
- Xác định các đòn bẩy kiểm soát mà tổ chức có thể giảm lượng khí thải carbon để nhân viên của mình hiểu về mức độ quan trọng của vấn đề này.
- Đạt được sự minh bạch trong việc giảm phát thải KNK.
2. Hiện nay, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) đang cung cấp các dịch vụ sau đây cho KH:
- Thẩm tra xác nhận/Thẩm định Báo cáo KNK của đơn vị theo ISO 14064-1:2018, của dự án theo ISO 14064-2:2018 và theo yêu cầu của Nghị định 06/2022/NĐ-CP
- Thẩm tra xác nhận/Thẩm định Báo cáo nghiên cứu CFP của sản phẩm theo ISO 14067:2018
- Đào tạo về kiểm kê, lập báo cáo KNK của đơn vị theo ISO 14064-1:2018; theo NĐ 06/2022/NĐ-CP
- Đào tạo về định lượng dấu vết carbon của sản phẩm (CFP), lập báo cáo nghiên cứu vết các bon (CFP) theo ISO 14067:2018.
3. 3. Bằng việc Thẩm tra xác nhận/Thẩm định Báo cáo khí nhà kính & Báo cáo nghiên cứu vết các bon (CFP), QUACERT giúp cho các tổ chức đạt được một số mục tiêu quan trọng:
- Đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan cần báo cáo về phát thải KNK trong chuỗi cung ứng của họ.
- Đưa ra những tuyên bố sáng suốt về tính thân thiện với khí hậu của các sản phẩm, dịch vụ.
Với sự Thẩm tra xác nhận/Thẩm định của bên thứ ba độc lập như QUACERT, tiến trình của tổ chức trong nỗ lực giảm phát thải KNK dọc theo chuỗi giá trị dựa trên tiêu chuẩn được quốc tế công nhận sẽ trở nên minh bạch và rõ ràng hơn.
- Thẩm tra kết quả kiểm kê giúp tổ chức khác biệt với các đối thủ cạnh tranh chưa đi theo con đường này.
- Thu hút các nhà đầu tư muốn hướng đến phát triển thân thiện với môi trường, chống biến đổi khí hậu.
- Nhận được kết quả tốt hơn trong đánh giá và xếp hạng của các tổ chức tài chính, tín dụng.
- Tạo được uy tín khi tham gia vào thị trường tín chỉ carbon
- Thu hút được các tổ chức quốc tế trong việc mua bán, trao đổi tín chỉ carbon sau này.
4. 4. Quy trình Thẩm tra xác nhận/Thẩm định được QUACERT thực hiện theo đúng trình tự của tiêu chuẩn ISO 14064-3:2019, cụ thể như sau:
Bước 1. Thảo luận với khách hàng, xác định mục tiêu, phạm vi, phương thức thực hiện, tiêu chuẩn thực hiện, mức độ đảm bảo và ngưỡng sai sót của số liệu
Bước 2. Lựa chọn đoàn thẩm tra/thẩm định phù hợp với hoạt động của khách hàng
Bước 3. Lập kế hoạch thẩm tra/thẩm định, phân tích chiến lược, đánh giá rủi ro, xây dựng quá trình thu thập bằng chứng, lập chương trình cụ thể...
Bước 4. Thực hiện hoạt động thẩm tra/thẩm định tại địa điểm đăng ký của khách hàng, thực hiện các hoạt động thu thập bằng chứng theo kế hoạch, đánh giá những thay đổi trong báo cáo...
Bước 5. Hoàn thành hoạt động thẩm tra/thẩm định, đánh giá báo cáo khí nhà kính, đưa ra kết luận và ý kiến, lập báo cáo xác minh...
Bước 6. Thẩm xét hồ sơ
Bước 7. Đưa ra ý kiến thẩm tra/thẩm định
Thông tin liên hệ:
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP (QUACERT)
· Trụ sở chính: Số 8 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
T : 0243 7561025 F. 0243 7563188 M. Quacert@quacert.gov.vn
· Văn phòng đại diện tại Tp HCM: Số 40 Nguyễn Hiến Lê, Phường 13, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
T. 0225 3550598 F. 0225 3550598 M.quacert-hcm@quacert.gov.vn
Tin bài: QUACERT