NÂNG CAO NĂNG LỰC, TIÊU CHUẨN HÓA ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM

KỲ 1: HIỆN TRẠNG AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TOÀN CẦU

Có một cuộc gọi điện thoại mà tất cả chúng ta đều sợ hãi, đó là cuộc gọi thông báo rằng một người thân yêu của chúng ta đã bị thương nặng, thậm chí qua đời trong một vụ tai nạn giao thông đường bộ.

Chúng ta cũng thường rùng mình khi xe cứu thương hú còi khẩn cấp và băng qua chúng ta trên đường để đưa người đi cấp cứu sau một vụ tai nạn. Trái tim của chúng ta cũng thường lỡ nhịp khi nghe tin về một vụ tai nạn giao thông đường bộ trên thời sự, báo chí và các phương tiện thông tin truyền thông.

Hiện trạng an toàn giao thông đường bộ trên thế giới ngày càng trở  lên tồi tệ . Tử vong do tai nạn giao thông đường bộ hiện là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ tám trên toàn cầu cho tất cả các nhóm tuổi, vượt qua HIV / AIDS, bệnh lao và bệnh tiêu chảy. Số người tử vong do tai nạn giao thông đường bộ đã tăng lên và đến năm 2016 là 1,35 triệu mỗi năm, tương đương với gần 3.700 người bị chết trên thế giới mỗi ngày khi tham gia giao thông trên đường. Khoảng 50 triệu người khác bị thương hoặc tàn tật mỗi năm, những chấn thương với ảnh hưởng lâu dài làm thay đổi cuộc sống của người bị nạn. Những mất mát này gây thiệt hại lớn cho gia đình họ và cộng đồng xung quanh. Chi phí cho những việc này là vô cùng lớn.

Có rất nhiều lý do cho việc xảy ra tai nạn giao thông như : tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, hoạt động vận tải phát triển, các tiêu chuẩn an toàn ở  mức thấp và ít được triển khai trong thực tế, người lái xe mất tập trung hoặc mệt mỏi, một số lái xe  khác bị tác động của ma túy hoặc rượu, mất kiểm soát duy trì vận tốc hợp lý và không thắt dây an toàn  khi lái xe cũng như không sử dụng mũ bảo hiểm.

(Hình ảnh mang tính chất minh họa)

Một trong những thống kê đau lòng nhất trong Báo cáo toàn cầu về tình trạng An toàn giao thông đường  bộ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hàng năm, chấn thương từ giao thông đường bộ chính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho những trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 - 29 tuổi. Vấn dề nghiêm trọng này cần thiết phải được báo động và phải thay đổi từ phía các chương trình nghị sự về sức khỏe trẻ em hàng năm hiện nay, vì trên thực tế các chương trình này thường đặt khía cạnh an toàn giao thông đường bộ thấp hơn so với sức khỏe, tâm lý, sinh học, giáo dục ..... của trẻ em và thanh thiếu niên.  Hy vọng nhưng không bao giờ có thật, đó là không có đứa trẻ nào phải chết hoặc bị thương nghiêm trọng trong khi chúng đi bộ, đạp xe hoặc đến trường hay đi chơi.

Gánh nặng của thương tích và tử vong do giao thông đường bộ thường đổ lên những quốc gia có nhièu người đi xe máy, xe đạp và những người sống ở các nước thu nhập thấp, thu nhập trung bình, nơi mà lượng người chết ngày càng tăng do hoạt động vận tải tăng. Từ năm 2013 đến năm 2016, các quốcgia có thu nhập thấp không hề  giảm bớt số người chết vì giao thông đường bộ, chỉ giảm ở 48 quốc gia có thu nhập trung bình và thu nhập cao. Nhìn chung, số người chết tăng cao ở 104 quốc gia trong giai đoạn này.

( Trích báo cáo An toàn giao thông WHO 2018 – WHO report 2018)

Đã đến lúc an toàn đường bộ là một vấn đề phải được quan tâm xứng đáng ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Đảm bảo an toàn giao thông đường bộ thực sự là cơ hội tuyệt vời để cứu sống thế giới.

Mặc dù hệ thống pháp luật liên quan đến an toàn giao thông đường bộ trên toàn thế giới đã được cải thiện, các tiêu chuẩn về phương tiện giao thông đường bộ đã được xây dựng khá nhiều, và khả năng ứng cứu, cấp cứu, chăm sóc người bị thương sau khi xảy ra tai nạn đã được cải thiện,  nhưng mức độ không nhiều so với  tốc độ tăng dân số và cơ giới hóa giao thông đang nhanh chóng diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Với tốc độ này, mục tiêu phát triển bền vững Giảm một nửa số người chết vì giao thông đường bộ vào năm 2020 sẽ khó được thực hiện.

Tăng cường siết chặt luật pháp để giảm thiểu các yếu tố rủi ro chính được đa số chính phủ công nhận là một chiến lược quan trọng để cải thiện an toàn giao thông đường bộ. Bằng chứng là 149 quốc gia đã chỉ định các cơ quan chuyên trách ban hành và đánh giá luật về an toàn giao thông. Nhưng ở phía còn lại, còn quá nhiều quốc gia vẫn thiếu hành lang pháp lý để giải quyết các rủi ro liên quan đến an toàn giao thông như  tình trạng chạy quá tốc độ, uống rượu khi lái xe, không sử dụng mũ bảo hiểm, không tuân thủ việc thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ….kể từ năm 2014, có 22 quốc gia đã sửa đổi luật pháp để ngăn ngừa các rủi ro nói trên. Điều này có nghĩa là thêm một tỷ người, tương đương 14% dân số thế giới, Hiện đang được bảo vệ bởi Những tiến bộ về thay đổi trong luật an toàn giao thông

Trong số 175 quốc gia Được xác nhận và lấy số liệu trong Báo cáo toàn cầu về tình trạng an toàn giao thông đường bộ năm 2018 của WHO, 123 quốc gia có luật giao thông đường bộ đáp ứng tốt các yếu tố rủi ro chính, 45 quốc gia đã phù hợp với thực tiễn tốt nhất về luật uống rượu khi lái xe, 49 quốc gia bổ sung về sử dụng mũ bảo hiểm xe máy, 33 quốc gia ban hành quy định về việc sử dụng các hệ thống bảo vệ trẻ em và 105 quốc gia về việc sử dụng dây an toàn. Việc giới hạn tốc độ ít được đề cập mặc dù mất kiểm soát tốc độ là nguyên nhân chính gây tử vong và chấn thương nghiêm trọng trong giao thông đường bộ

Một số thay đổi cũng được thể hiện rõ trong việc lập kế hoạch, thiết kế và vận hành trên lòng đường và lề đường,  Cùng với việc cập nhật, tiếp cận 1 loạt các công cụ cải tiến , đáng chú ý là Chương trình Đánh giá Đường bộ Quốc tế (iRAP), là công cụ xếp hạng  cho mạng lưới đường bộ. Có 114 quốc gia hiện đang thực hiện các đánh giá có hệ thống hoặc xếp hạng dựa trên các con đường hiện có. Những đánh giá và việc thực hiện các tiêu chuẩn đường bộ thích hợp đặc biệt quan trọng vì phần lớn việc đi lại của nhóm người tham gia giao thông  có rủi ro cao như người đi bộ, người đi xe đạp và người đi xe máy,  xảy ra trên những con đường vốn đã không an toàn.

Tại Việt Nam, Theo thông tin thu thập từ nhóm tác giả, báo cáo của Tổng Cục thống kê, trong năm 2019 trên địa bàn cả nước đã xảy ra 17.626 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 9.229 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 8.397 vụ va chạm giao thông, làm 7.624 người chết; 13.624 người bị thương và 8.528 người bị thương nhẹ.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải: Đối với lĩnh vực đường bộ,  nguyên nhân lớn nhất là do người điều khiển phương tiện vi phạm làn đường, phần đường (chiếm 20,51%), còn các vi phạm khác như: vi phạm tốc độ xe chạy chiếm 5,52%, lái xe sử dụng ma túy chiếm 0,04%, lái xe sử dụng rượu bia chiếm 1,46%; về lĩnh vực đường sắt nguyên nhân lớn nhất là do người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, người đi bộ qua đường ngang, lối đi tự mở (chiếm 57,5%).

Mặc dù tiến trình để giảm số người chết vì tai nạn giao thông đường bộ không đáp ứng được kỳ vọng toàn cầu, tuy nhiên vẫn có những dấu hiệu cải thiện. 

Theo báo cáo  từ WHO  trích dẫn, Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện các bước hiệu quả về chi phí để làm cho hơn 150 giao lộ có nguy cơ mất an toàn giao thông cao trở nên an toàn hơn.

Đẩy nhanh tốc độ của tiến trình này và tiến tới đạt được các lợi ích của việc sử dụng hiệu quả công cụ pháp luật về giao thông đường bộ, các phương tiện tham gia giao thông trở lên an toàn hơn, các con đường cũng an toàn hơn và khả năng tiếp cận với dịch vụ ứng phó, xử lý khẩn cấp tai nạn giao thông là thách thức chính trong tương lai. Các chính phủ vẫn cần phải tiếp tục tăng cường các nỗ lực trong an toàn đường bộ để thực hiện các cam kết của họ trong Chương trình nghị sự phát triển bền vững năm 2030.

Một nhiệm vụ không hề đơn giản nhưng vẫn phải cương quyết thực hiện.

Nhóm tác giả: Trần Thị Ngọc Anh và Nguyễn Khắc Thành - phòng Chứng nhận Hệ thống – QUACERT – Dựa trên Báo cáo toàn cầu về tình trạng an toàn giao thông đường bộ năm 2018 của WHO – World Health Organization.