Tiêu chuẩn đánh giá thành phố thông minh trong tương lai

Thành phố thông minh là sự tích hợp có hiệu quả các hệ thống vật lý, kỹ thuật số và con người trong việc xây dựng một môi trường để duy trì tính bền vững, thịnh vượng và đem lại tương lai cho các công dân của nó. Ông Phạm Quốc Bình - Chuyên gia đánh chất lượng QUACERT cho biết.

Thành phố thông minh cần áp dụng các hệ thống công nghệ tự động hoặc bán tự động để đạt được sự tận dụng nhiều hơn các nguồn tài nguyên, hạn chế hoặc giảm tiêu thụ tài nguyên trên đầu người để duy trì hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống. Chất lượng của việc đóng góp vào sự phát triển bền vững và khả năng phục hồi thông qua việc ra quyết định dựa trên việc chấp nhận quan điểm ngắn và dài hạn.

Tính thông minh của các thành phố phải được gắn với quá trình của sự phát triển bền vững, nghĩa là sự phát triển bền vững là quá trình tổng thể, trong khi tính thông minh là một đặc tính. Tính thông minh bao hàm một cách tiếp cận toàn diện, bao gồm: việc điều hành tốt; tổ chức, các quá trình và hành vi phù hợp; sử dụng các kỹ thuật, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên phù hợp và sáng tạo.

Đảm bảo khả năng phục hồi (resilience)

Khả năng phục hồi là khả năng của một tổ chức chống lại sự ảnh hưởng của một sự kiện hoặc khả năng trở lại mức có thể chấp nhận được của kết quả hoạt động trong một khoảng thời gian chấp nhận được sau khi bị ảnh hưởng bởi một biến cố. Cũng có thể coi đó là khả năng thích ứng của một cộng đồng trong một môi trường phức tạp và thay đổi.

Theo Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu định nghĩa khả năng phục hồi là "khả năng của một hệ thống và các bộ phận cấu thành của hệ thống để dự đoán, hấp thụ, tiếp nhận hoặc hồi phục một cách kịp thời và hiệu quả từ những ảnh hưởng của một tình huống nguy hại, bảo đảm sự bảo tồn, hoàn trả hoặc cải tiến các cấu trúc và chức năng trọng yếu của hệ thống".


Trong tương lai trên thế giới sẽ có rất nhiều thành phố thông minh - một  xu hướng phát triển tất yếu

Đảm bảo sự phát triển bền vững (sustainable development)

Sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại về môi trường, xã hội và kinh tế nhưng không làm tổn hại tới sự thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai.

Các chỉ số đánh giá (indicator)

- Chỉ số cốt lõi: Các chỉ số được yêu cầu chứng minh kết quả hoạt động khi cung cấp dịch vụ và chất lượng sống đô thị.

- Chỉ số hỗ trợ: Các chỉ số được khuyến nghị chứng minh kết quả hoạt động khi cung cấp dịch vụ và chất lượng sống đô thị.

- Chỉ số cơ bản: Các chỉ số cung cấp các thống kê cơ bản và thông tin chung. Chỉ số cơ bản được sử dụng như một viện dẫn tham khảo và cơ sở để so sánh.

Các tiêu chuẩn ISO cho đô thị thông minh:

- ISO 37120:2014 Cộng đồng phát triển bền vững – Các chỉ về dịch vụ và chất lượng sống đô thị;

- ISO 37101:2016 Phát triển bền vững của cộng đồng – Hệ thống quản lý về phát triển bền vững – Yêu cầu hướng dẫn cho khả năng phục hồi và tính thông minh;

- ISO/TR 37150:2014 Cơ sở hạ tầng cộng đồng thông minh – Xem xét, đánh giá hoạt động hiện tại liên quan đến hệ đo lường;

- ISO/TS 37151:2015 Cơ sở hạ tầng cộng đồng thông minh – Nguyên tắc và yêu cầu đối với chuẩn đo kết quả hoạt động;

- ISO/TR 37152:2016 Cơ sở hạ tầng cộng đồng thông minh – Khuôn khổ chung về phát triển và vận hành;

- ISO/NP 37122 Cộng đồng phát triển bền vững – Các chỉ số đô thị thông minh > đang trong giai đoạn phát triển tiêu chuẩn Phạm vi áp dụng của ISO 37120:2014 Cộng đồng phát triển bền vững

– Các chỉ về dịch vụ và chất lượng sống đô thị

Tất cả chỉ số phải được tổng hợp hàng năm theo 17 lĩnh vực sau:

Kinh tế, giáo dục, năng lượng, môi trường, tài chính, hỏa hoạn và ứng phó khẩn cấp, điều hành, y tế, giải trí, an ninh, nơi sinh sống, chất thải rắn, viễn thông và đổi mới, giao thông, quy hoạch đô thị, nước thải, nước và vấn đề vệ sinh.

Chỉ số cốt lõi và chỉ số hỗ trợ:

- Các đô thị áp dụng Tiêu chuẩn này phải báo cáo tất cả các chỉ số cốt lõi và các chỉ số hỗ trợ;

- Các chỉ số cốt lõi và chỉ số hỗ trợ được phân loại theo chủ đề phù hợp với các lĩnh vực và dịch vụ khác nhau do một đô thị cung cấp.

- Cấu trúc phân loại được sử dụng riêng biệt để chỉ rõ các dịch vụ và phạm vi áp dụng của mỗi loại chỉ số khi được một thành phố báo cáo.

- Khi giải thích kết quả của một khu vực dịch vụ cụ thể, phải xem xét kết quả của nhiều loại chỉ số trong các chủ đề để tránh kết luận sai lệch hoặc không đầy đủ.

Tin bài: vietnet24h.vn